Bấm Lỗ tai Cho Con Gái Cần Phải Lưu Ý Những Điều Gì

0
1642

Theo văn hóa và truyền thống Việt Nam sinh con gái, các bà mẹ sẽ cho con bấm lỗ tai cho con ngay sau khi sinh. Việc này cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro gây nguy hiểm cho con bạn như nhiễm trùng, gây ra sưng, ngứa, nổi mũ ngay chỗ bấm.

Ở một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi chào đời. Hoặc bạn cũng có thể đợi bé lớn và tự quyết định. Khi bấm bạn cần lưu ý rất nhiều điều để không gây nhiễm trùng ở tai cho bé.

1. Chọn nơi để bấm lỗ tai an toàn cho bé

Nếu muốn bấm lỗ tai an toàn cho con, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để bấm cho bé. Con bạn cần nơi bấm an toàn và sạch khuẩn. 

Bạn có thể tìm đến những người chuyên bấm sạch sẽ và an toàn nếu gần bạn không có cơ sở hay bác sĩ nào. Cần khảo sát xem nơi đó có thật sự uy tín và an toàn hay không. Đảm bảo người bấm cần được rửa tay sạch. Đeo găng tay và sát trùng tai trẻ bằng cồn. Trước khi đeo hoa tai cũng cần được sát trùng trước khi đeo.

2. Cách giúp trẻ giảm đau khi bấm lỗ tai

Tại địa điểm bấm, cần dùng thuốc gây tê chứa lidocaine bôi lên dái tai trẻ. Hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm tai từ 30 – 60 phút. Nên chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bấm có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai cho trẻ của bạn. Không nên để cục đá trực tiếp lên da trẻ mà bạn nên bọc trong cái khăn mỏng để tránh khó chịu. 

Mặc dù có nhiều biện pháp giảm đau. Nhưng không thể giúp trẻ giảm đau một cách hoàn toàn được. Vì vậy cần nói cho trẻ biết sẽ bị đau bị bấm, cảm giác như chị kim chích, quá trình bấm diễn ra nhanh. Nên khuyến khích trẻ hít thở đều để giảm cảm giác đau. 

3. Nên lựa chọn bông tai được làm từ kim loại nào?

Lựa chọn tốt nhất cho khuyên tai chính là làm bằng thép không rỉ. Loại kim loại này có thể không gây ra dị ứng vì không mạ niken hay bất cứ hợp kim nào. Việc di ứng với Niken và Coban rất dễ xảy ra. Vì vậy các chuyên gia khuyến khích không nên sử dụng loại khuyên tai này. Có một số trẻ sẽ bị dị ứng với vàng trắng vì trong hợp chất có chứa Niken. 

Bên cạnh đó lựa chọn an toàn hơn có thể sử dụng bạch kim hoặc là titan hay vàng 14k. 

Bạn cần phải tìm hiểu về loại bông tai phù hợp với con mình và nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ. 

4. Làm gì trong thời gian vết thương lành?

Để tránh trẻ bị nhiễm trùng sau khi bấm lỗ tai, bạn cần phải luôn giữ vệ sinh lỗ tai cho con mình. Cần phải rửa tay sạch với xà phòng. Dùng bông gòn với cồn hay hydrogen peroxide để rửa mặt trước và sau lỗ tai. Xoay nhẹ nhàng bông tai và không lấy khuyên tai ra khỏi ít nhất 6 tuần mục đích để lỗ tai không bị bít.

5. Dấu hiệu nhiễm trùng từ việc bấm tai cho bé

Khi bị nhiễm trùng do bấm tai gây ra, có những biểu hiện như là gây đau, sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh. Cùng với đó là các triệu chứng do phản ứng của khuyên tai kim loại gây ra như là khô da, nứt nẻ, ngứa và sưng tấy. Tại vị trí dị cần vệ sinh bằng nước và xà phòng. Nếu tình trạng này không được cải thiện trong 2 ngày. Lúc này bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

6. Cách điều trị nhiễm trùng

Cách chữa duy nhất là tháo bỏ khuyên tai ra nếu trẻ bị dị ứng kim loại xảy ra. Có thể chữa nhiễm trùng bằng cách rửa sạch 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu như bị nặng hơn có thể điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Nên chờ lỗ tai lành lại trong khoảng 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.

7. Những biện pháp an toàn sau khi bấm lỗ tai cho bé

Để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo, nên tránh tác động vào sụn khi bấm cho bé. Nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai khi trẻ thay áo hay chải tóc. Nên để trẻ cột tóc lên cao, ra phía sau. Khi tắm cho trẻ, bạn nên giúp con tránh dầu gội, sữa tắm, nước hoa…tác động đến vị trí bấm tai.

8. Kết luận

Nếu con bạn là con gái thì việc bấm lỗ tai được xem và cần thiết. Tuy nhiên cần phải chú ý an toàn và vệ sinh cho con sau khi bấm. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp thông tin bổ ích cho bạn đọc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây