Nội dung
Quả bần chữa ung thư phổi có đúng như vậy không? Quả bần mang đến lợi ích gì cho sức khỏe? Để biết rõ sự thật về công dụng của quả bần, bạn hãy tham khảo những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này.
Cây bần mọc phổ biến ở miền sông nước Nam Bộ nên đã trở thành nét đặc trưng riêng trong những món ăn. Tuy dân dã là thế nhưng ít ai biết được trái bần có nhiều công dụng chữa bệnh hết sức thần kỳ, một trong số đó chính là quả bần chữa ung thư phổi.f
1. Tìm hiểu dôi nét về quả bần
Cây bần còn được biết với tên gọi mỹ miều hơn là cây thủy liễu, thường mọc ở ven ao hồ, sông rạch của miền Tây Nam Bộ. Trái bần có vị chua, khi chín mùi thơm nồng nàn, ăn rất ngon. Đặc điểm khi mọc là phần rễ phụ nhú lên mặt bùn.

Quả bần là quả của cây bần chuyên sinh sống tại vùng rừng ngập mặn nhiệt đới. Phát tán rộng khắp châu Phi, châu Á và châu Đại Dương. Vì sinh sống trong môi trường bùn nước nên bộ rễ của cây bần khá rộng. Khả năng tái sinh chồi mạnh, có thể chịu ngập. Người ta trồng cây bần để chắn sóng, giữ đất, chống sạt lở tại các con sông rạch, nơi có nhiều bùn và bãi bồi.
Ở miền Bắc, cây bần được trồng mọc thành rừng, ven bờ biển hoặc vùng gần cửa sông tại các tỉnh Nghệ An, Hải Phòng, Hà Tĩnh. Tại miền Nam. Cây bần là yếu tố chính không thể thiếu trong các khu rừng ngập mặn tự nhiên ven biển. Và đặc biệt mọc dày đặc ở ven sông rạch tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chẳng phải tự nhiên mà người miền Tây có câu ca dao “Muốn ăn mắm sặc bần chua/ Chờ mùa nước nổi ăn cho đã thèm”. Bởi lẽ chỉ với trái bần, người ta có thể chế biến ra hằng hà sa số những món ăn thơm ngon, đậm vị, ăn một lần là nhớ mãi không quên.
Trái bần có mấy loại? Cây bần có nhiều loại bần, trong đó bần chua là loại phổ biến nhất, thường mọc ở ven sông. Ngoài ra còn có bần ổi, bần vô cánh, bần Hải Nam, bần đắng…
2. Quả bần chữa ung thư phổi có đúng không? Công dụng của trái bần
Trong Đông y, quả bần có vị chua, tính mát, hơi chát khi sống nhưng sẽ cho mùi thơm rất nồng nàn khi chín, lá của cây bần có công dụng cầm máu tốt. Theo Tây y, thành phần của quả bần có chứa chất màu, archin, archicin, 2 chất flavonoid, 11% pectin mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Một số tác dụng của trái bần có thể kể đến bao gồm:

Điều trị bệnh ung thư
Các chiết xuất từ lá bần ổi có chứa hoạt tính chống ung thư phổi, ung thư biểu mô và ung thư vú. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong quả bần ổi còn có khả năng ức chế enzym Acetylcholinesterase.
Chất này sẽ làm ngưng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine tại các dây thần kinh. Nhờ vậy mà khi ăn quả bần, nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh sẽ được cải thiện tốt, hỗ trợ cho bệnh suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi.
Thêm vào đó, lá bần trắng được nghiên cứu là có chứa nhiều hoạt chất acid oleanolic với khả năng kháng ung thư và kháng HIV rất tốt. Vì thế, có thể kết luận là thông tin quả bần chữa ung thư phổi không hoàn toàn đúng, đa phần là lá của cây bần mới cho tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư.
Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng
Cách điều trị bệnh ung thư vòm họng ăn trái bần: Người bệnh hãy dùng trái bần thái mỏng hoặc giã nát rồi cho vào ly, đổ nước sôi vào hãm trong khoảng từ 10 đến 15 phút là có thể sử dụng. Mỗi ngày, người bệnh uống khoảng 2 lít nước bần và uống thay cho nước lọc hàng ngày. Kiên trì sử dụng trong 3 tuần để nhận được hiệu quả.
Ngoài chữa bệnh ung thư ra chúng còn có công dụng hỗ trợ cho các bệnh khách như
- Cầm máu: Ép nước bần đã được lên men và uống trong ngày để cầm máu.
- Hỗ trợ điều trị bong gân và viêm tấy
- Chữa bệnh bí tiểu
- Điều trị bệnh sỏi thận
- Có tác dụng giảm đau, tiêu viêm và cầm máu
- Ngăn chặn triệu chứng xuất huyết: Bạn hãy giã nát lá bần và cho thêm một ít muối rồi đắp vào vết thương bị bầm tụ máu.
- Điều trị bong gân bằng cách dùng lá và trái bần non dầm nhuyễn sau đó đắp vào vùng bị bong gân, kiên trì thực hiện trong vòng từ 4 đến 5 ngày là khỏi.
3. Cần chú ý gì khi sử dụng quả bần?

Chú ý 1. Quả bần có nhiều loại nên người bệnh cần phân biệt được các loại khác nhau vì chúng sẽ cho công dụng không giống nhau.
Chú ý 2. Trái bần có vị chua nên bạn cần tránh ăn khi đang đói bụng. Vì chúng có thể khiến bạn bị xót ruột và đau dạ dày.
Chú ý 3. Cần cẩn trọng khi cho người viêm loét dạ dày tá tràng sử dụng phương pháp này. Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Chú ý 4. Mẹ bầu ăn trái bần được không? Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
4. Kết luận
Bần là loại quả dân dã, có thể ăn sống hoặc chế biến thành các món ăn đều cho công dụng tốt cho sức khỏe. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề quả bần chữa ung thư phổi cùng các lưu ý khi sử dụng. Để biết thêm nhiều thông tin về các loại thực phẩm có công dụng bảo vệ sức khỏe. Bạn hãy thường xuyên truy cập trang web https://2daydiet.net.vn/ mỗi ngày nhé!